Quy định sử dụng
Những lưu ý khi sử dụng đồ gốm, sứ
Khi mua đồ sứ, bạn nên quan tâm đến hình dáng và nước men. Hình dáng cần cân đối, cả mặt trong lẫn mặt ngoài đều láng bóng, nước men không bị rạn nứt chân chim, ít chấm đen nhỏ, không nhăn nhúm. Nói chung, càng bóng láng càng tốt. Thông thường, nếu đồ sứ được nung chín đều sẽ có nước men trắng trong và bóng láng.
Để sử dụng đồ gốm lâu bền, khi vừa mua về, nên ngâm nước từ 4-8 giờ để đất nở ra, bịt kín các kẽ hở. Tốt nhất, nên dùng nước vo gạo để ngâm, vì cám gạo có chất dầu, dễ thấm dần và bịt kín các kẽ hở. Sau đó, lấy ra, ngâm sản phẩm ngập trong nước muối. Đun sôi từ 5 – 10 phút để muối ngấm đều và tăng độ giãn nở của đất. Cách này giúp được đồ gốm bền, chắc hơn, tránh được hiện tượng chỗ hút nước nhiều, chỗ hút ít, dễ vỡ.
Không sử dụng máy rửa bát
Tuyệt đối không nên sử dụng máy rửa chén bát để rửa những đồ dùng băng gốm, sành, sứ có hoa văn trang trí dễ bị phai.
Máy rửa chén bát thật sự không thích hợp với những đồ dùng bằng thủy tinh. Nếu để cốc, chén… bằng thủy tinh bị sứt mẻ thì không có cách nào khác là phải bỏ đi. Vì vậy bạn nên cẩn thận hơn và bớt chút thời gian để rửa chúng bằng tay. Nhớ nên rửa bằng nước rửa chén cho thật sạch và sáng bóng.
Chú ý:
– Khi đánh, rửa bạn cần phải thật nhẹ nhàng, hạn chế tối đa va chạm, cọ sát. Nếu không rất dễ bị vỡ và sứt mẻ, rạn nứt.
– Để làm sạch đồ sứ, bạn dùng giẻ thấm xà phòng, tro mịn hoặc mùn cưa để cọ rửa. Tuyệt đối không chà rửa đồ sứ với cát, dụng cụ rửa chén bằng kim loại hoặc bằng nhựa cứng. Nếu không, nước men sẽ bị trầy xước, các đường vàng kim nhũ trên đồ sứ dễ bị bong, tróc.
– Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng chanh, giấm, khế hay các loại axit để chùi rửa đồ sứ. Vì axit sẽ làm mờ màu sắc và các họa tiết trên lớp men.
Rửa bằng nước ấm
Nên rửa đồ dùng bằng nước ấm và bằng nước rửa (có tính chất tẩy rửa nhẹ). Cẩn thận hơn, bạn nên để đồ dùng vào trong chậu nhựa được lót một tấm cao su dưới đáy để tránh bị vỡ trong trường hợp đồ dùng bị trượt khỏi tay. Rửa lại lần thứ 2 hoặc 3 với nước cùng nhiệt độ và dùng khăn sạch, mềm để lau khô trước khi cất.
Lưu ý khi bảo quản đồ gốm:
– Không nên sử dụng vải có thấm nước Javel để rửa sạch đồ dùng hoặc đồ vật trang trí bằng gốm sứ hiện đại. Chúng sẽ bị xước dài.
– Với chai, lọ trước khi rửa cần phải vứt bỏ nút, nắp (nếu có). Vì khi bị bẩn chúng rất dễ bám chặt vào miệng chai và nếu để lâu sẽ khó tháo ra được.